Ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và lữ hành
Du lịch là ngành học chưa bao giờ hết “hot” trong xu hướng đào tạo theo sự phát triển chung của nền kinh tế toàn cầu. Du lịch luôn là một ngành kinh tế giàu tiềm năng phát triển với nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao và cơ hội việc làm rộng mở. Trong đó, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành đã và đang là ngành học thu hút sự quan tâm của đông đảo các bạn trẻ hướng ngoại, tính cách cởi mở, linh hoạt và năng động.
Quản trị dịch vụ Du lịch và lữ hành (Mã ngành 7810103) là ngành học thuộc khối ngành Du lịch, Khách sạn, Nhà hàng, Dịch vụ cá nhân - khối ngành được đánh giá là giàu tiềm năng nhất trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay. Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (tiếng Anh là Tourism and Hospitality Management) là ngành học bao gồm các hoạt động liên quan đến quá trình quản lý và điều hành du lịch. Bên cạnh phụ trách phân công công việc và quản lý công việc nhóm hướng dẫn viên du lịch, sinh viên tốt nghiệp ngành học này còn chịu trách nhiệm thiết kế, quản lý và điều hành công việc của nhiều bộ phận, phòng ban khác để phát triển các sản phẩm du lịch.
1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế. Người học có được nhiều kỹ năng, năng động, trách nhiệm, dễ thích ứng với mọi công việc; Có kiến thức tổng quan về văn hóa, kinh tế - xã hội và lịch sử, địa lý, Quản trị kinh doanh; Có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, dịch vụ du lịch và lữ hành.
Sinh viên tốt nghiệp sẽ có năng lực thực hành nghề nghiệp, đảm nhiệm được các vị trí công việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp du lịch và lữ hành trong và ngoài nước; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch lữ hành.
2. Thời gian đào tạo: 4 năm, cấp bằng Cử nhân Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
3. Cơ hội việc làm
Trên 94% sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp với mức lương phổ biến 10-20 triệu đồng/tháng.
Nhu cầu tuyển dụng nhân lực cho ngành du lịch tăng theo từng năm và không có dấu hiệu hạ nhiệt. Đặc biệt trong thời kỳ toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế trở thành xu hướng, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng đông đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho các bạn tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành với nhiều vị trí công việc như:
- Nhân viên điều hành chương trình du lịch, hướng dẫn viên du lịch nội địa và quốc tế, nhân viên marketing, nhân viên điều hành vận chuyển du lịch, nhân viên tổ chức sự kiện trong các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, phòng vé máy bay, visa...
- Trưởng nhóm, giám sát, hoặc quản lý các bộ phận: điều hành tour, kinh doanh, nhân sự, quan hệ khách hàng, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, thị trường, quan hệ công chúng (PR) tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành.
- Chuyên viên, cán bộ quản lý tại các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp có liên quan đến du lịch và lữ hành: Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch, Tổng cục Du lịch, Vụ lữ hành, Vụ khách sạn, Sở du lịch, Viện nghiên cứu và phát triển du lịch…
- Nghiên cứu viên và giảng viên tại các cơ sở giáo dục, các cơ sở nghiên cứu liên quan tới các lĩnh vực du lịch và lữ hành.
3. Những hoạt động và lợi thế của sinh viên ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành
- Được đào tạo kiến thức với đa dạng các hình thức học tập: lý thuyết, thực hành, tham quan và trải nghiệm thực tế, thực tập nghề nghiệp…
- Được trang bị đầy đủ các kiến thức khối ngành, kiến thức cơ sở ngành giúp sinh viên dễ dàng học lên thạc sĩ hoặc học thêm các chứng chỉ khác để hoạt động nghề nghiệp đa dạng trong các ngành thuộc khối ngành du lịch, dịch vụ cá nhân như: quản trị khách sạn, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, du lịch, dinh dưỡng và ẩm thực…
- Có nhiều cơ hội học hỏi, tiếp cận những kiến thức thực tế trong các buổi tọa đàm giữa cơ sở đào tạo với các chuyên gia đến từ các doanh nghiệp lữ hành lớn trong và ngoài nước.
- Sinh viên được tham gia các chuyến đi thực tế gắn với từng môn học để nâng cao khả năng phát triển năng lực nghề nghiệp sau khi ra trường.
- Được hưởng các chế độ ưu đãi dành cho người học theo quy chế của trường Đại học công lập tại Việt Nam. Được tạo điều kiện và hỗ trợ vay vốn học tập.
- Được hỗ trợ giới thiệu nơi thực tập và làm việc khi đang học và sau khi tốt nghiệp.
- Được tham gia các hoạt động, sự kiện sôi nổi của Khoa, của Trường, các câu lạc bộ như: Câu lạc bộ Hướng dẫn viên du lịch, Câu lạc bộ MC và sự kiện, CLB những nhà khởi nghiệp trẻ, CLB Tiếng Anh du lịch, và các CLB khác…
4. Đội ngũ giảng viên trong Khoa
Để bắt kịp với sự phát triển không ngừng của xã hội, đội ngũ cán bộ giảng viên trong Khoa luôn nỗ lực để mở rộng kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn. Bên cạnh đội ngũ 20 cán bộ giảng viên cơ hữu giàu kinh nghiệm, Khoa Du lịch còn mời thêm cán bộ đến giảng dạy cho sinh viên. Họ là chuyên gia, phó giáo sư, tiến sỹ của các cơ sở đào tạo và cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch như: Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch Việt Nam, Tổng cục Du lịch Việt Nam, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực du lịch và lữ hành....
Một số hình ảnh về hoạt động của sinh viên Ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và lữ hành:
Thứ Hai, 15:38 17/07/2023
Copyright © 2022 Trường Ngoại ngữ - Du lịch || School of Languages and Tourism