Dòng chảy lịch sử: Thời trang Nhật Bản qua các thời kỳ

Mỗi quốc gia đều sở hữu văn hóa thời trang khác nhau, mang những dấu ấn riêng biệt. Nhật Bản - xứ sở mặt trời mọc, có rất nhiều phong cách thời trang với những trang phục độc đáo, nổi tiếng ngay không chỉ trong nước mà còn có những ảnh hưởng nhất định đến nền thời trang thế giới. Đối với hầu hết các sinh viên nói chung và sinh viên ngành ngôn ngữ Nhật Bản nói riêng thì thời trang Nhật Bản còn có rất nhiều điều mới mẻ, trong sách vở hay Internet còn hạn chế, đặc biệt là những đặc điểm của thời trang Nhật Bản ở từng thời kỳ lịch sử. Với mục đích giúp sinh viên ngành Ngôn ngữ Nhật Bản có cái nhìn cụ thể hơn về sự phát triển thời trang Nhật Bản gồm các trang phục, phụ kiện và xu hướng thời trang của Nhật Bản qua các thời kỳ lịch sử, nhóm nghiên cứu ngành Ngôn ngữ Nhật Bản đã xây dựng thành công đề tài "Thời trang Nhật Bản qua các thời kỳ lịch sử".

Nhóm nghiên cứu gồm 05 sinh viên: Mai Đức Hồng Anh,Đỗ Thị Huế, Lương Thị Ngọc Hiền, Nguyễn Thị Thùy Dương và Nguyễn Thị Kim Hồng, dưới sự hướng dẫn giả ThS. Nguyễn Thanh Hương – Giảng viên khoa Ngôn ngữ Nhật Bản, Trường Ngoại ngữ - Du lịch.

Dòng chảy lịch sử: Thời trang Nhật Bản qua các thời kỳNhóm nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thanh Hương

Thời trang Nhật Bản phát triển mạnh mẽ qua các thời kì. Từ những thời kì đầu Kimono là trang phục thường nhật của họ nhưng do sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của phong cách thời trang và bối cảnh lịch sử mà giờ đây Kimono đã trở thành trang phục truyền thống của Nhật Bản. Giờ đây kimono được coi là “ duy ngã độc tôn”.

Dòng chảy lịch sử: Thời trang Nhật Bản qua các thời kỳ

Thời trang Nhật Bản qua các thời kỳ

Thời kỳ Heian (794 - 1185)

Trong thời kỳ Heian, trang phục của thường dân và quý tộc rất khác nhau. Như có thể thấy trong các tranh ảnh và sách báo, giới quý tộc có hình ảnh lộng lẫy. do các cuộc nội chiến mà áo giáp kiểu Nhật Bản (mũ giáp) đã xuất hiện vào thời Heian.

Đến đầu thời kỳ Heian, Nhật Bản đã phát triển dựa trên những ảnh hưởng to lớn của văn hóa Trung Quốc. Dựa vào trang phục của người dân Nhật Bản có thể thấy được ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc.

Vào giữa thời Heian, thời trang đã thay đổi hoàn toàn. Ngày càng có nhiều phong trào nhằm dần dần tôn trọng văn hóa và phong tục Nhật Bản và xem xét lại những bộ quần áo đã được sử dụng cho đến thời điểm đó. Điều này đã thay đổi quần áo của người dân Nhật Bản khi đó.

Dòng chảy lịch sử: Thời trang Nhật Bản qua các thời kỳ

Thời trang Nhật bản thời kỳ Heian được ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc

Thời kỳ Edo (1603 - 1868)

Thời kỳ Edo là thời kỳ mà văn hóa quần áo của Nhật Bản phát triển mạnh mẽ. Thời trang của Nhật Bản phát triển do sự tách biệt của đất nước và sự phát triển, trưởng thành dưới ảnh hưởng của các quy luật, xu hướng thời Edo.

Vào đầu thời kỳ Edo, khi các samurai có quyền lực, sức mạnh kinh tế và do dư âm của thời Chiến quốc nên các samurai đã chủ động hơn về thời trang hơn. Những người bình thường mặc quần áo làm bằng vật liệu đơn giản như sợi gai trong khi phụ nữ mặc những bộ quần áo sang trọng với hình thêu lá vàng bạc và có sự chênh lệch lớn tùy theo địa vị của họ. Vào giữa thời kỳ Edo, các sự kiện giải trí như ngắm hoa anh đào và các hoạt động du lịch vốn là đặc quyền của quý tộc và samurai đã lan rộng đến người dân thường và thương nhân. Trong nửa sau của thời kỳ Edo, nhiều món đồ như “haori” và thắt đai lưng hình nút trống “taiko” quen thuộc với kimono hiện nay đã xuất hiện.

Dòng chảy lịch sử: Thời trang Nhật Bản qua các thời kỳ

Trang phục Kimono của các Samurai thời kỳ Edo

Dòng chảy lịch sử: Thời trang Nhật Bản qua các thời kỳ

Kiểu thắt Taiko (trái) và kiểu thắt Fukura Suzume (phải)

Thời kỳ Minh Trị (1868 - 1912)

Sự xuất hiện của trang phục phương Tây trong triều đại Minh Trị (1868 - 1912) đánh dấu bước chuyển mình quan trọng trong lịch sử thời trang Nhật Bản. Thậm chí trong Hoàng cung, lệnh mặc trang phục phương Tây cũng được ban hành vào năm 1872 đối với nam giới và vào năm 1886 đối với phụ nữ. Hoàng đế, hoàng hậu, các quan thần sẽ là những người tiên phong trong việc mặc trang phục và để kiểu tóc giống phương Tây khi tham gia các buổi triều nghi.

Dòng chảy lịch sử: Thời trang Nhật Bản qua các thời kỳ

Thời trang Nhật Bản trong thời Minh Trị

Tuy trang phục theo phong cách phương Tây được sử dụng rộng rãi, nhưng phần lớn người Nhật vẫn mặc Kimono. Sự pha trộn giữa hiện đại và truyền thống này có thể được nhìn thấy trong bức ảnh của Hoàng gia. Có thể thấy, những người đàn ông mặc trang phục kiểu phương Tây trong khi một số trẻ em vẫn mặc trang phục truyền thống.

Dòng chảy lịch sử: Thời trang Nhật Bản qua các thời kỳ

Thời kỳ Taisho (1912 - 1926)

Thời Taishou là thời kỳ có nhiều phong tục hỗn loạn, bắt đầu từ quần áo và thay đổi bữa ăn. Đặc điểm của thời đại này là văn hóa phương Tây bắt đầu hòa trộn với cuộc sống hàng ngày cùng với sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng như phát thanh, tạp chí, điện ảnh,.... đồ uống, thức ăn, v.v. đã truyền cảm hứng cho những phong cách thời trang mới mẻ.

Văn hóa phương Tây và phương Đông bắt đầu giao thoa các xu hướng với nhau và đến cuối những năm 1920, phụ nữ Nhật ưa chuộng phong cách Kimono xếp nếp dọc được mặc với áo choàng và các phụ kiện đi kèm như mũ, găng tay, dù và túi xách. Trong khi đó, nam giới ngày càng quen với việc mặc áo choàng và vest.

Dòng chảy lịch sử: Thời trang Nhật Bản qua các thời kỳ

Thời trang Nhật Bản thời kỳ Taisho

Thời kỳ Showa (1926 - 1989)

Như hiện nay, xu hướng thời trang ở nước ngoài có ảnh hưởng mạnh mẽ đến người Nhật.

Các xu hướng của Anh và Hoa Kỳ bắt đầu được áp dụng chủ yếu bởi tầng lớp thượng lưu. Trước chiến tranh quá trình phương Tây hóa tiến triển và trang phục của phụ nữ dần tăng lên, nhưng hầu hết phụ nữ vẫn mặc Kimono. Những bộ Tây phục thường chỉ dành cho những người phụ nữ đi làm (giáo viên, phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu). Tới giai đoạn chiến tranh nam giới chuyển sang mặc quốc phục làm từ vải kaki và trang phục tiêu chuẩn của phụ nữ (quần áo thường nhật, kimono, phòng không) đã được hình thành và ra đời. Tuy nhiên vào năm 1942, một hệ thống phiếu điểm quần áo đã được triển khai để đổi lấy quần áo nhưng chỉ kéo dài đến khoảng những năm 1950. Sau thời chiến, sự bùng nổ về may mặc diễn ra trên khắp Nhật Bản và quần áo dần được phương Tây hóa.

Dòng chảy lịch sử: Thời trang Nhật Bản qua các thời kỳ

Dòng chảy lịch sử: Thời trang Nhật Bản qua các thời kỳ

Thời kỳ Hensei (1989 - 2019)

Do sự bùng nổ kinh tế bong bóng vào những năm 1991, sự hào nhoáng của những năm 1980 bị lu mờ, và vào nửa cuối năm này, xu hướng thời trang đã thay đổi vì trầm hơn so với những năm trước nhưng vẫn có nhưng nét độc đáo riêng biệt.

Điển hình về sự riêng biệt đó chính là thời trang đường phố Harajuku. Thời trang Harajuku bắt nguồn từ văn hóa thanh niên Nhật Bản. Nó thể hiện sự tự do, sự thoái mái thể hiện cá tính của bản thân mà không sợ ai đánh giá. Thời trang đường phố Harajuku rất đa dạng, điển hình là Lolita, Decora, Fairy Kei… Nổi bật trong số đó phải để đến Gal – một xu hướng thời trang kì lạ của đất nước mặt trời mọc. Gal được phân chia thành nhiều nhánh nhỏ rất đa dạng, nhưng cũng dần trở nên ít phổ biến hơn để nhường chỗ cho phong cách giản đơn. Những bộ trang phục đơn sắc, ít họa tiết kèm theo đó là kiểu tóc và phụ kiện giản dị khiến người mặc cảm thấy thoải mái, dễ chịu.

Dòng chảy lịch sử: Thời trang Nhật Bản qua các thời kỳ

Dòng chảy lịch sử: Thời trang Nhật Bản qua các thời kỳ

Trái: Phong cách Decora ; Phải: Phong cách Kawaii

  • Thứ Sáu, 11:06 29/07/2022