Toạ đàm “Những ngôn ngữ thất lạc ở sông Hồng: tiếng Hán Trung đại An Nam và Nguồn gốc tiếng Việt”

Ngày 09/4/2025, Khoa Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam, Trường Ngoại ngữ - Du lịch, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức Toạ đàm “Những ngôn ngữ thất lạc ở sông Hồng: tiếng Hán Trung đại An Nam và Nguồn gốc tiếng Việt”.  Diễn giả là PGS. TS. Phan John Dương – Giảng viên Khoa Ngôn ngữ Đông Á thuộc Đại học Columbia. Buổi toạ đàm cung cấp thêm cho sinh viên kiến thức về lịch sử hình thành tiếng Việt trong sự so sánh với bối cảnh văn hóa lịch sử của vùng đồng bằng sông Hồng và các vùng địa lí - chính trị có mối quan hệ liền kề; góp phần hỗ trợ định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho sinh viên ngành Ngôn ngữ học. Đồng thời buổi tọa đàm còn giúp cho giảng viên, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước có cơ hội được cập nhật, trao đổi những vấn đề cơ bản và chuyên sâu của các học giả Âu - Mỹ đang thảo luận về lịch sử tiếng Việt và văn hóa Việt Nam.

Tham dự buổi toạ đàm có các giảng viên của Khoa Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam, và sinh viên khoá 18, 19 ngành Ngôn ngữ học của Khoa; giảng viên của các khoa khác của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Buổi Toạ đàm còn có sự góp mặt của các giảng viên, nghiên cứu viên đến từ các viện nghiên cứu, các trường đại học như Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (VNU), Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (VNU), Trường Đại học Thăng Long và đông đảo các thính giả quan tâm đến chủ đề của buổi toạ đàm. Đặc biệt, tọa đàm có phần bình luận chuyên sâu của PGS.TS Nguyễn Tuấn Cường - Nhà nghiên cứu văn hiến học và Hán học.

Toạ đàm “Những ngôn ngữ thất lạc ở sông Hồng: tiếng Hán Trung đại An Nam và Nguồn gốc tiếng Việt”Toàn cảnh Tọa đàm “Những ngôn ngữ thất lạc ở sông Hồng: tiếng Hán Trung đại An Nam và Nguồn gốc tiếng Việt”

Tại buổi Toạ đàm, PGS. TS. Phan John Dương chia sẻ một số kết quả cơ bản trong cuốn chuyên luận của ông (Lost Tongues of the Red River- Annamese Middle Chinese and the Origins of the Vietnamese Language) mới được Harvard Asia Center xuất bản năm 2025. PGS. TS. Phan John Dương khẳng định có một sinh ngữ - phương ngữ tiếng Hán được sử dụng ở Giao Châu (Tiếng Hán Trung đại Annam) trong thiên niên kỉ đầu tiên tồn tại song song với một thứ tiếng bản địa thuộc nhóm Vietic Bắc. Từ đó, ông đưa ra một số nhận định như sau: 1/ Tiếng Hán Trung Đại An Nam là một bộ phận của văn hoá người Việt, cũng như từ vựng Hán Việt là một bộ phận của tiếng Việt hiện đại. 2/ Nền văn hoá người Việt không nên bị ràng buộc với một định nghĩa ngôn ngữ “chật hẹp”. Điều này khiến cho chúng ta có thể đánh giá đúng sự đa dạng, phong phú và có phần phức tạp của tiếng Việt và văn hoá Việt Nam.

Toạ đàm “Những ngôn ngữ thất lạc ở sông Hồng: tiếng Hán Trung đại An Nam và Nguồn gốc tiếng Việt”PGS. TS. Phan John Dương – Giảng viên Khoa Ngôn ngữ Đông Á thuộc Đại học Columbia

Cũng tại buổi tọa đàm, với tư cách người bình luận, PGS.TS Nguyễn Tuấn Cường đã chỉ rõ luận điểm và kết quả của Phan John Dương là sự kế thừa và phát triển thêm kết quả nghiên cứu của các học giả tiền bối trong thế kỷ XX, mà người quan trọng nhất là GS Nguyễn Tài Cẩn với cuốn chuyên khảo về nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt được xuất bản năm 1979. Trong công trình của mình, PGS.TS Phan Dương John cũng đã cập nhật được những thành tựu mới của giới âm vận học lịch sử thế giới để tổng kết được những điểm đặc biệt của hệ thống âm vị trong cách đọc Hán Việt từ cách tiếp cận liên ngành (lịch sử, văn hoá, xã hội, di dân, phương ngữ…). Và kết luận “quá trình chuyển đổi ngôn ngữ từ tiếng Hán trung đại An Nam sang một phương ngữ tiếng Vietic Bắc chịu Hán hoá trong những thế kỉ đầu của thiên niên kỉ thứ 2 đã dần dần tạo nên hình hài của tiếng Việt” là kết luận có giá trị về nguồn gốc của tiếng Việt.

Tham gia thảo luận về vấn đề phức tạp và lí thú này, còn có các chuyên gia về ngôn ngữ học lịch sử, lịch sử tiếng Việt và lịch sử văn hóa Việt Nam như GS.TS Vũ Đức Nghiệu, PGS.TS Nguyễn Thiện Nam (USSH), PGS.TS Nguyễn Đình Hiền (ULIS), TS. Nguyễn Đại Cồ Việt (ULIS), TS. Đỗ Thị Thùy Lan (USSH)…

Toạ đàm “Những ngôn ngữ thất lạc ở sông Hồng: tiếng Hán Trung đại An Nam và Nguồn gốc tiếng Việt”Toạ đàm “Những ngôn ngữ thất lạc ở sông Hồng: tiếng Hán Trung đại An Nam và Nguồn gốc tiếng Việt”Toạ đàm “Những ngôn ngữ thất lạc ở sông Hồng: tiếng Hán Trung đại An Nam và Nguồn gốc tiếng Việt”Toạ đàm “Những ngôn ngữ thất lạc ở sông Hồng: tiếng Hán Trung đại An Nam và Nguồn gốc tiếng Việt”Toạ đàm “Những ngôn ngữ thất lạc ở sông Hồng: tiếng Hán Trung đại An Nam và Nguồn gốc tiếng Việt”Toạ đàm “Những ngôn ngữ thất lạc ở sông Hồng: tiếng Hán Trung đại An Nam và Nguồn gốc tiếng Việt”Phát biểu kết thúc buổi toạ đàm, PGS.TS Lê Thị Lan Anh - Trưởng khoa Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam, Trường Ngoại ngữ - Du lịch, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, PGS.TS Lê Thị Lan Anh gửi lời cảm ơn chân thành đến diễn giả PGS.TS Phan Dương John, các nhà khoa học, các đại biểu, các thầy cô giáo đã tham dự Toạ đàm. Cô cũng khẳng định đây là một buổi Toạ đàm có tính học thuật cao và rất có ý nghĩa với các nhà ngôn ngữ học và những nhà nghiên cứu quan tâm đến nguồn gốc tiếng Việt. Riêng với sinh viên ngành Ngôn ngữ học, Toạ đàm vừa giúp các em có thêm kiến thức về ngôn ngữ học, về tiếng Việt lại vừa giúp truyền cảm hứng, bồi đắp tình yêu đối với tiếng Việt, ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cho các em thông qua tấm gương của một học giả Mỹ gốc Việt với một nghiên cứu công phu và có giá trị về nguồn gốc tiếng Việt.

Toạ đàm “Những ngôn ngữ thất lạc ở sông Hồng: tiếng Hán Trung đại An Nam và Nguồn gốc tiếng Việt”

PGS.TS Lê Thị Lan Anh - Trưởng khoa Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam, Trường Ngoại ngữ - Du lịch, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội gửi lời cảm ơn tới diễn giả, các chuyên gia, nhà khoa học, thầy cô giáo tham dự Tọa đàm

Một số hình ảnh tại buổi Tọa đàm:

Toạ đàm “Những ngôn ngữ thất lạc ở sông Hồng: tiếng Hán Trung đại An Nam và Nguồn gốc tiếng Việt”Toạ đàm “Những ngôn ngữ thất lạc ở sông Hồng: tiếng Hán Trung đại An Nam và Nguồn gốc tiếng Việt”Toạ đàm “Những ngôn ngữ thất lạc ở sông Hồng: tiếng Hán Trung đại An Nam và Nguồn gốc tiếng Việt”Toạ đàm “Những ngôn ngữ thất lạc ở sông Hồng: tiếng Hán Trung đại An Nam và Nguồn gốc tiếng Việt”Toạ đàm “Những ngôn ngữ thất lạc ở sông Hồng: tiếng Hán Trung đại An Nam và Nguồn gốc tiếng Việt”

  • Thứ Tư, 17:27 09/04/2025

Tin tiêu điểm

Các bài đã đăng

Hội thảo khoa học quốc tế Nghiên cứu và giảng dạy tiếng Anh theo định hướng nghề nghiệp năm 2025

Hội thảo khoa học quốc tế Nghiên cứu và giảng dạy tiếng Anh theo định hướng nghề nghiệp năm 2025

Thứ Bảy, 13:02 12/04/2025
Học sinh THPT Lạc Long Quân thích thú trải nghiệm môi trường học tập tại Trường Ngoại ngữ - Du lịch (HaUI)

Học sinh THPT Lạc Long Quân thích thú trải nghiệm môi trường học tập tại Trường Ngoại ngữ - Du lịch (HaUI)

Thứ Bảy, 11:21 12/04/2025
HaUI mở rộng, nâng tầm hợp tác với đối tác Hoa Kỳ hướng tới phát triển đại học bền vững

HaUI mở rộng, nâng tầm hợp tác với đối tác Hoa Kỳ hướng tới phát triển đại học bền vững

Thứ Sáu, 15:45 11/04/2025
Trường Ngoại ngữ - Du lịch (HaUI) mở rộng mạng lưới nghiên cứu Ngôn ngữ - Văn hóa - Xã hội trong khối ASEAN - Trung Quốc

Trường Ngoại ngữ - Du lịch (HaUI) mở rộng mạng lưới nghiên cứu Ngôn ngữ - Văn hóa - Xã hội trong khối ASEAN - Trung Quốc

Thứ Ba, 16:27 01/04/2025
Trường Ngoại ngữ - Du lịch đồng hành cùng học sinh Trường THPT Xuân Phương trên hành trình chọn ngành, chọn nghề

Trường Ngoại ngữ - Du lịch đồng hành cùng học sinh Trường THPT Xuân Phương trên hành trình chọn ngành, chọn nghề

Thứ Ba, 14:50 01/04/2025
Sinh viên Trường Ngoại ngữ - Du lịch tham gia tham quan trải nghiệm Văn hóa Dân tộc Choang và đổi mới Công nghệ 2025 tại Đại học Nam Ninh, Trung Quốc

Sinh viên Trường Ngoại ngữ - Du lịch tham gia tham quan trải nghiệm Văn hóa Dân tộc Choang và đổi mới Công nghệ 2025 tại Đại học Nam Ninh, Trung Quốc

Thứ Ba, 11:29 01/04/2025
Giảng dạy - Nghiên cứu Ngôn ngữ Nhật và Nhật Bản học ở bậc đại học: Thực tiễn, Thách thức và Đổi mới

Giảng dạy - Nghiên cứu Ngôn ngữ Nhật và Nhật Bản học ở bậc đại học: Thực tiễn, Thách thức và Đổi mới

Chủ Nhật, 12:17 30/03/2025
ICTIM 2025: Bước tiến mới trong đổi mới và quản lý du lịch quốc tế

ICTIM 2025: Bước tiến mới trong đổi mới và quản lý du lịch quốc tế

Thứ Bảy, 18:48 29/03/2025

Video giới thiệu