Thạc sĩ Ngôn ngữ Trung Quốc

I. Giới thiệu về ngành

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế và kỷ nguyên 4.0 đòi hỏi nguồn lao động chất lượng cao mà đôi khi bằng cấp cử nhân vẫn chưa đủ làm hài lòng các nhà tuyển dụng khó tính. Việc có thêm bằng cấp trình độ Thạc sĩ Ngôn ngữ Trung Quốc mở ra những cơ hội lớn để nâng cao kiến thức và năng lực trong lĩnh vực chuyên môn, tự tin hội nhập quốc tế và phát triển trong tương lai.

Trường Ngoại ngữ - Du lịch, Đại học Công nghiệp Hà Nội là cơ sở đào tạo ngoại ngữ uy tín, chất lượng được người học và xã hội tín nhiệm cao. Với đội ngũ giảng viên tâm huyết với sự nghiệp trồng người, có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, có uy tín học thuật trong nước và quốc tế; liên tục đổi mới những phương pháp giảng dạy hiện đại, mới mẻ, sáng tạo để truyền cảm hứng, tạo hứng khởi học tập cho học viên và mang đến những trải nghiệm học tập chuyên nghiệp, đạt chuẩn quốc tế giúp người học nâng cao năng lực cá nhân.

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành ngôn ngữ Trung Quốc được xây dựng theo định hướng ứng dụng, nhằm đào tạo đội ngũ chuyên môn có kiến thức sâu rộng và tiên tiến về ngôn ngữ tiếng Trung Quốc và các kiến thức khoa học liên quan; am hiểu về ngôn ngữ và văn hóa các nước nói tiếng Trung Quốc, đồng thời vận dụng sáng tạo các kiến thức được học vào công việc chuyên môn và nghiên cứu thuộc lĩnh vực ngôn ngữ Trung Quốc một cách hiệu quả?

II. Hình thức và thời gian đào tạo

Hình thức đào tạo: Chính quy; Thời gian đào tạo: 1,5 năm.

III. Phương thức và điều kiện tuyển sinh

1. Xét tuyển

1.1. Đối với công dân Việt Nam

Tốt nghiệp đại học hoặc công nhận tốt nghiệp ngành đúng, ngành phù hợp với ngành dự tuyển ở Phụ lục I (Đối với ngành QTKD bao gồm cả những ngành liên quan trực tiếp tới chuyên môn, nghề nghiệp của lĩnh vực quản trị, quản lý) và đáp ứng yều cầu về ngoại ngữ.

1.2. Đối với công dân nước ngoài.

Tốt nghiệp đại học hoặc công nhận tốt nghiệp trình độ đại học có ngành đúng hoặc ngành phù hợp với ngành dự tuyển, đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt và các yêu cầu khác đối với người nước ngoài học tập tại Việt Nam.

2. Thi tuyển

Những ứng viên dự tuyển không trúng tuyển khi xét tuyển được đăng ký dự thi, như sau:

a, Điều kiện dự thi:

- Tốt nghiệp đại học hoặc công nhận tốt nghiệp ngành đúng, ngành phù hợp (Phụ lục I), hoặc tốt nghiệp ngành khác đối với thí sinh dự tuyển ngành Quản trị kinh doanh.

- Thỏa mãn yêu cầu về ngoại ngữ.

b, Môn thi tuyển sinh:

c, Học bổ sung kiến thức

- Đối tượng học bổ sung kiến thức

+ Tốt nghiệp đại học ngành phù hợp với ngành dự tuyển, Trưởng khoa chuyên môn xem xét đề xuất học bổ sung kiến thức ngành của chương trình đại học.

+ Đối với người dự tuyển ngành Quản trị kinh doanh nếu tốt nghiệp đại học ngành khác ở Phụ lục I.

+ Tốt nghiệp đại học ngành đúng nhưng đã tốt nghiệp quá 5 năm hoặc bằng do trường khác cấp, nếu thấy cần thiết Trưởng khoa chuyên môn đề nghị và Hiệu trưởng nhà trường quyết định về việc học bổ sung kiến thức.

- Việc học bổ sung kiến thức phải hoàn thành trước khi thí sinh nhập học và người học bổ sung kiến thức phải đóng học phí các học phần bổ sung theo mức học phí quy định đối với hệ đại học chính quy của nhà trường.

IV. Hồ sơ tuyển sinh, điều kiện trúng tuyển và mức học phí.

1. Hồ sơ tuyển sinh bao gồm: Đơn đăng ký dự tuyển; Sơ yếu lý lịch; Bản sao Bằng và Bảng điểm bậc Đại học; Giấy chứng nhận sức khỏe; 04 ảnh 3x4 cm; Bản sao giấy khai sinh; Giấy xác nhận được hưởng chế độ ưu tiên (nếu có); Xác nhận trình độ ngoại ngữ.

2. Điều kiện trúng tuyển

- Đối với thí sinh xét tuyển: Căn cứ vào số lượng hồ sơ đăng ký dự tuyển, chỉ tiêu tuyển sinh, Hiệu trưởng nhà trường quyết định tỷ lệ % xét tuyển theo từng ngành đào tạo và căn cứ điểm trung bình chung tích lũy bậc đại học Hội đồng tuyển sinh xác định phương án trúng tuyển. Đối với công dân nước ngoài, nhà trường căn cứ vào ngành đào tạo, kết quả học tập ở trình độ đại học và trình độ tiếng Việt để xét tuyển. Trường hợp có điều ước quốc tế hoặc thoả thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam với chính phủ nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về việc tiếp nhận công dân nước ngoài đến học tập trình độ thạc sĩ thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế hoặc thoả thuận hợp tác đó.

- Đối với thí sinh dự thi: Phải đạt 50% của thang điểm đối với mỗi môn thi. Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh theo ngành đào tạo và tổng điểm hai môn thi Hội đồng tuyển sinh xác định phương án điểm trúng tuyển.

Stt

Nội dung

Đợt 1

Đợt 2

1

Phát hành hồ sơ

Liên tục trong giờ hành chính hoặc tải về ở địa chỉ https://cps.haui.edu.vn/vn/cac-bieu-mau

2

Nhận hồ sơ

01/4-18/6/2022

01/8-21/10/2022

3

Học bổ sung kiến thức

18/4-18/6/2022

21/8÷21/10/2022

4

Tổ chức xét tuyển

20,21/6/2022

23,24/10/2022

5

Công bố kết quả xét tuyển

23,24/6/2022

25,26/10/2022

6

Tổ chức thi tuyển sinh

09&10/7/2022

12&13/11/2022

7

Công bố kết quả thi

20/7/2022

24/11/2022

8

Khai giảng khóa học

13/8/2022

10/12/2022

3. Mức học phí: Xem tại website: https://www.haui.edu.vn

V. Thời gian tuyển sinh (Dự kiến)

VI. Địa điểm phát hành và nhận hồ sơ tuyển sinh

Văn phòng Trung tâm đào tạo Sau đại học

Phòng 306, Nhà A1, Khu A, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Số 298 Đường Cầu Diễn, P. Minh Khai, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Điện thoại: 02.437655121, máy lẻ: 7266 hoặc 7249.

Mọi thông tin khác tham khảo tại Website: http://www.haui.edu.vn.

VII. Cơ hội việc làm

Học viên sau khi tốt nghiệp có các kỹ năng như kỹ năng phản biện, phân tích, tổng hợp và đánh giá dữ liệu một cách khoa học và tiên tiến; kỹ năng nghiên cứu phát triển, đổi mới và sử dụng công nghệ phù hợp với công tác chuyên môn và nghiên cứu; kỹ năng truyền bá, phổ biến tri thức trong lĩnh vực ngôn ngữ Trung Quốc . Học viên tích lũy phẩm chất, trau dồi kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp cần thiết; có khả năng tự định hướng, thích nghi với công việc; có khả năng hướng dẫn, dẫn dắt chuyên môn, đồng thời có khả năng quản lý, đánh giá, cải tiến chất lượng công việc chuyên môn ngành ngôn ngữ Trung Quốc và có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn.

Học viên sau khi tốt nghiệp trình độ Thạc sĩ ngành Ngôn ngữ Trung Quốc có thể đảm nhận những vị trí công tác sau đây: Nhà khoa học có khả năng hướng dẫn, dẫn dắt chuyên môn ngành ngôn ngữ Trung Quốc; Chuyên viên các tổ chức giáo dục, viện nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến ngành Ngôn ngữ Trung Quốc; Biên dịch viên, phiên dịch viên tiếng Trung Quốc ở trình độ nâng cao; chuyên gia đánh giá văn bản dịch; Giáo viên tiếng Trung Quốc tại các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, giảng viên tiếng Trung Quốc tại các học viện, các trường đại học và cao đẳng chuyên và không chuyên ngoại ngữ.

  • Thứ Ba, 16:31 26/07/2022